1. Sử dụng mẫu câu: KHI... THÌ:
Ví dụ: Khi con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Khi con vẽ xong thì mẹ sẽ cùng con xem hoạt hình. Cụm từ này đối với trẻ có ý nghĩa tích cực, dễ hoàn thành hơn so với việc sử dụng từ “nếu”.
2. Áp dụng nguyên tắc “CHÂN TRƯỚC- MIỆNG SAU”:
Thay vì đứng từ xa hò hét: Tắt ti vi đi rồi vào ăn cơm!, bạn có thể đến chỗ con đang xem, xem cùng một vài phút. Rồi thương lượng con tắt ti vi và đứng dậy ăn cơm. Cách này khiến con thoải mái hơn. Bạn nhớ nhé, “chân trước, miệng sau”, đừng làm ngược lại.
3. Cho con được quyền LỰA CHỌN:
Con thích vẽ trước hay đọc trước? Con thích áo hồng hay áo xanh?
4. ĐỪNG HỎI KHÓ:
Sai lầm phổ biến là hỏi con những câu mà con không biết trả lời thế nào. Ví dụ với trẻ ba tuổi mà bạn hỏi: Tại sao con lại làm thế? ( đôi khi người lớn cũng không biết tại sao), thay vào đó hãy hỏi: Hãy cho mẹ biết là con đã làm gì?
5. HÃY TRỰC TIẾP:
Trước khi yêu cầu con làm việc gì đó, hãy ngồi xuống ngang tầm mắt của con. Bằng cách đó, bạn sẽ thu hút sự chú ý và giúp con tập trung vào những gì bạn nói. Nhưng đừng nhìn con bằng ánh mắt giận dữ, con sẽ sợ và không dám nhìn bạn đâu.
6. GỌI TÊN:
Khi yêu cầu con, hãy gọi tên con, ví dụ: Na, con đi giày vào!
7. TỪNG CÂU MỘT:
Nghĩa là chỉ nên yêu cầu con làm một việc ở một thời điểm. Bạn càng đưa ra càng nhiều yêu cầu, con càng có xu hướng “điéc”. Nói quá nhiều là sai lầm cũng phổ biến không kém của cha mẹ.
8. HÃY ĐƠN GIẢN:
Sử dụng từ ngữ mà con hiểu và dễ hiểu, Hãy lắng nghe cách con nói chuyện với bạn bè và học cách sử dụng ngôn ngữ ấy.
9. NHẮC LẠI YÊU CẦU:
Nếu con nói là yêu cầu của mẹ dài quá và phức tạp quá, bạn hãy nói lại đơn giản, ngắn gọn và để con nhắc lại.
10. NHẮC LỢI ÍCH CỦA CON:
Ví dụ, con mặc áo dài tay rồi mình đi chơi sẽ hay hơn con mặc áo dài tay này cho mẹ yên tâm.
11. TÌM THAY THẾ TÍCH CỰC:
Ví dụ thay vì: Con đừng làm ồn ở đây! Bạn nói: Con về phòng con và chơi thật vui vẻ đi!
12. Bắt đầu yêu cầu bằng “MẸ MUỐN”:
Thay vì: Bỏ cái kéo xuống, bạn nói: Mẹ muốn con bỏ kéo xuống.
Thay vì: Con cho Na mượn đồ chơi, bạn nói: Mẹ muốn con cho Na mượn đồ chơi. Điều này phù hợp với sự phát triển của em bé, muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
13. Sử dụng mẫu câu: KHI CON... MẸ CẢM THẤY... BỞI VÌ...:
Ví dụ: Khi con chạy quanh siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc/ bị va vào người khác...
Nếu bạn muốn kết nối giữa Trái tim và Tâm trí để trở thành bậc cha mẹ không phạm những sai lầm trong quá trình Khen – La - Mắng con, bạn có thể tham gia Lớp Học Đậu Ngọt chuẩn bị khai giảng sắp tới của chúng mình.
Chúng mình tin rằng Lớp học sẽ là chìa khóa để mở cánh cửa vào trái tim con, nuôi dưỡng con bạn thành em bé hiền hòa, vui vẻ, tự tin, luôn biết đồng cảm và có lòng trắc ẩn.
Bạn cũng sẽ nhận thấy, bạn HẠNH PHÚC.
Bạn tin không?
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.