1.ĐỌC SÁCH TRONG TĨNH LẶNG
Bạn có thể giúp con lên thời gian biểu một khoảng thời gian nào đó trong ngày, tốt nhất là buổi sáng, trong khoảng tối đa 10 phút. Khi đó con sẽ đọc thầm một số trang sách trong sự yên tĩnh. Để con ngồi thật thoải mái, ví dụ như trên một chiếc gối êm, trên thảm. Với những bạn chưa biết đọc có thể hướng dẫn con xem tranh, chỉ xem mà không nói, nhẹ nhàng lật giở từng trang.
Việc này cần sự làm mẫu và khích lệ thường xuyên của mẹ.
2. SUY NGHĨ TRONG TĨNH LẶNG
Trước khi con ngồi vào học hãy dành từ 2-3 phút để suy nghĩ về những điều mình dự định học/ làm. Con có thể nhắm mắt. Mẹ giữ không gian thật yên tĩnh. Và khi con mở mắt ra hãy mỉm cười thật tươi với con nhé.
3. DI CHUYỂN TRONG TĨNH LẶNG
Việc này được dạy trong trường học ở Nhật Bản- đất nước hay có thiên tai- từ rất sớm. Trẻ em học cách khi có những biến cố thì im lặng để di chuyển mà không gào thét gây hoảng loạn.
Chúng ta có thể áp dụng điều này để hướng dẫn con cách xử trí khi gặp sự cố. Hoặc đơn giản là tập cách xếp hàng một cách kiên nhẫn, yên lặng.
Mẹ có thể giải thích hoặc làm mẫu hoặc chơi trò chơi tình huống.
Ngoài ra những xếp hàng ở siêu thị có thể dùng kí hiệu im lặng hoặc chơi trò chơi “giả tượng”.
4. DỌN DẸP TRONG TĨNH LẶNG
Thi thoảng hãy viết biểu tượng chiếc loa hoặc cái miệng và gạch chéo, khi đó con sẽ thực hiện hoạt động trong im lặng, ví dụ cùng mẹ lau nhà, lau cửa kính, thu dọn bàn ghế… Mọi việc đều phải thật nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động.
Việc này vừa giúp con rèn luyện sự khéo léo lại giúp con cảm nhận sự kết nối giữa con với mẹ và giữa con với chính con.
Để hấp dẫn, mẹ có thể nghĩ ra những câu chuyện về một vương quốc yên lặng, nơi đó nếu cất tiếng có thể gặp quái vật chẳng hạn.
“Con người cần 2 năm để học nói nhưng cần cả đời để học lắng nghe, học yên lặng”. Những bài học nho nhỏ của bố mẹ về sự tĩnh lặng chính là cách giúp con biết nghe và cảm nhận rõ ràng hơn về thế giới xung quanh.
Các bạn thử xem nhé!
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.