Hầu hết những đứa trẻ đạt được thành công trong tương lai đều có điểm chung là được rèn luyện thói quen học tập ngay từ nhỏ. Vì vậy, việc hướng dẫn và khơi gợi hứng thú học hỏi cho bé ngay từ thuở ấu thơ là vô cùng quan trọng.
Có một sự thật là rất nhiều đứa trẻ mất dần hứng thú học tập khi chúng lớn lên. Vì vậy việc cùng con xây dựng nền tảng học tập vững chắc trong những năm tháng đầu đời là rất quan trọng.
Ba mẹ cần tận dụng khoảng thời gian từ 0 - 10 tuổi để giáo dục, khơi gợi niềm yêu thích học tập của con, đồng thời giúp bé phát huy năng lực tự học của chính mình.
Sau đây là 15 điều bố mẹ cha mẹ có thể làm để giúp con yêu thích việc học, tạo môi trường học tập tốt cho con
1. Không phải người học nào cũng học giỏi nhưng tất cả mọi em bé sinh ra đều có bản năng học hỏi. Hãy giữ gìn và khuyến khích niềm đam mê học hỏi của mỗi đứa trẻ.
2. Hát, đọc thơ, đọc sách đều tuyệt vời cho việc học.
3. Hãy đặt con vào chế độ tự kiểm soát việc học của bản thân. Trẻ học tốt nhất khi việc học là tự phát, bắt nguồn từ sự tò mò của bản thân thay vì áp đặt. Ngay cả các môn ngoại khóa cũng nên để con tự lựa chọn dưới sự trợ giúp của bố mẹ.
4. Tập trung vào sở thích của con, khuyến khích con khám phá các chủ đề và môn học có liên quan đến sở thích.
5. Hãy tìm hiểu xem con thuộc kiểu học nào: Học qua thị giác ( thích dùng tranh ảnh và có sự hiểu biết sâu sắc về không gian); Học qua thính giác ( thích sử dụng âm thanh và âm nhạc để học); Học hỏi bằng lời nói (thích sử dụng ngôn từ, kể cả những bài phát biểu và bài viết): Học hỏi qua hoạt động thể chất (thích sử dụng cơ thể, các hoạt động thể chất); Học hỏi bằng logic (thích sử dụng logic, suy luận và sự hệ thống); Thiên hướng xã hội (thích hoạt động trong các nhóm, với người khác); Định hướng cá nhân ( thích làm việc một mình).
6. Chơi là một kiểu học trong những năm đầu đời. Chơi giúp phát triển kĩ năng thể chất, xã hội, trí tuệ. Chơi giúp con nhận thức thông qua trải nghiệm, kể cả những trải nghiệm tiêu cực.
7. Đồ dùng trực quan, tài liệu là cần thiết cho việc học nhưng không nên quá nhiều. Việc gắn trẻ với môi trường tự nhiên, các hoạt động thực tế có lợi hơn nhiều.
8. Đồ chơi tốt nhất khi giúp con có thêm cảm hứng để tưởng tượng, xây dựng, sáng tạo. Vì thế một chiếc hộp cũng có thể là một loại đồ chơi truyền cảm hứng.
9. Tập trung vào những gì con học được hơn là kết quả của việc học. Ví dụ con kể hôm nay con học bài về Phân số. Hãy đề nghị con hướng dẫn lại bạn về khái niệm phân số thông qua việc chia một quả táo.
10. Mỗi em bé phát triển theo khả năng riêng. Dù con có thể chậm lại kĩ năng nào đó cũng hoàn toàn bình thường. Sớm hơn không có nghĩa là tốt hơn.
11. Kiên nhẫn và kiên định trong việc yêu cầu con sắp xếp ngăn nắp góc học tập. Một góc học tập bừa bãi sẽ khiến trẻ dễ mất khả năng tự kiểm soát việc học.
12. Tiếp xúc quá lâu, quá nhiều trên thiết bị điện tử có thể cản trở quá trình học tập vì kìm hãm trí tưởng tượng, tăng sự thụ động và mất đi thời gian chơi có giá trị của trẻ.
13. Trẻ học tốt nhất khi có mối quan hệ hỗ trợ, ấm áp và gần gũi với cha mẹ, giáo viên. Quá trình học tập được tăng cường và cải thiện khi phụ huynh và giáo viên:
- Thể hiện sự chấp nhận và tình yêu với trẻ, quan tâm tới con thực sự.
- Khích lệ thay vì khen ngợi, khen thưởng hoặc chỉ trích
- Có những kỳ vọng phù hợp với lứa tuổi (không quá cao cũng không quá thấp)
- Kỷ luật nhưng không trừng phạt, đánh đòn
- Khuyến khích con đặt câu hỏi và độc lập trong suy nghĩ
- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực của con và cho phép con được khóc
14. Hãy là những cha mẹ nhiệt tình, háo hức với việc học những điều mới mẻ diễn ra hàng ngày trong cuộc sống xung quanh.
15. Tất cả những việc sau đây có thể giúp con thích đến trường, thích việc học hơn: Để con liên tục được đặt câu hỏi và giải quyết các vấn đề xung quanh cuộc sống thường ngày; tham gia các hoạt động khám phá sở thích cá nhân; chơi thể thao; chơi với bạn bè; chơi nhạc cụ; tham gia diễn kịch; tham quan bảo tàng; đi nhà sách, thu viện.
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.