1. Để những thứ “vui vẻ” sau khi trẻ làm xong bài về nhà.
2. Quan tâm tới “nhịp điệu tự nhiên” của con.
3. Bạn có thường thấy con bạn khi bắt đầu làm bài sẽ kêu:
4. Hãy làm thú vị hóa các yêu cầu.
5. Có mục tiêu rõ ràng, có đồng hồ chỉ giờ.
6. Có “vé di chuyển”:
7. Giảm dần sự giúp đỡ bằng hai cách:
Những câu hỏi để gợi ý cho bài toán thường là:
* Con thử nói lại yêu cầu của đề bài. Đề toán cho biết gì, đề toán hỏi gì?
* Ở lớp con có làm bài nào tương tự không?
* Con tìm xem trong sách có ví dụ nào tương tự không?
Những câu hỏi gợi ý viết bài văn thường là:
* Con định sẽ viết về điều gì? Câu mở đầu của con liệu sẽ là gì?
* Con thử vẽ một cái cây mà mỗi lá của nó sẽ là một ý con định viết thì cái cây của con sẽ như thế nào?
* Con có định hỏi mẹ về thông tin gì không? Hãy hỏi mẹ tối đa 5 câu và mẹ sẽ hỏi con 3 câu nhé.
8. Nên kết hợp giữa công việc con thích với việc làm bài. \
9. Có thể làm một “hợp đồng”
Mình hay dùng mẫu này, các bạn thử xem: http://www.naspcenter.org/home_school/hworkplanner.pdf
Điều quan trọng nhất về phía bạn, đó là:
1. Tuyệt đối không căng thẳng, cáu kỉnh, nói những lời khiến con sợ hãi việc học hoặc thiếu tin tưởng vào bản thân: Học đi rồi mẹ cho chơi ( làm con cảm thấy học là khổ sở); Học đi không bố mày đánh cho ( làm con sợ bố và coi học như một hình phạt); dốt quá; có thế mà cũng không hiểu; đầu óc đang để đi đâu thế; tao đập cho một cái bây giờ; hôm nay cho ngồi đến đêm nhá…
2. Khi con học, bạn hãy làm gương bằng việc: KHÔNG ĐIỆN THOẠI, TI VI… Bạn có thể đọc sách, tính toán sổ sách… Hãy nói với con: Mẹ có công việc của mẹ là chăm em. Cả hai mẹ con cùng hoàn thành công việc tốt đẹp nhé.
3.Tuyệt đối không có những hành động như xé vở, lấy bút gạch đi những thứ con làm, ném sách bút của con… Những điều đó để lại ấn tượng rất kinh khủng về viêc học với trẻ.
4. Bạn hãy giúp con bạn trở thành một em bé ham hiểu biết, ưa khám phá. Ví dụ, khi cả nhà cùng xem chương trình ti vi, hãy hỏi con nghĩa của từ mà bạn thấy khó. Nhờ con viết quảng cáo một loại rau bạn trồng; Đọc hộ hướng dẫn sử dụng máy giặt; Tìm hiểu về tiếng khóc trẻ sơ sinh ( nếu bạn nhỏ có em bé)…. Tất cả những điều đó khiến con sẽ thích đọc, thích học hơn.
5. Cho con ngủ đủ giấc. Không vì làm bài mà bắt con thức khuya và sai lầm này sẽ lại chồng lên sai lầm khác. Bạn cũng nên liệt kê những vấn đề của con khi làm bài và sau đó lập nên những mục tiêu ngắn hạn.
Bằng cách viết ra, bạn cũng dễ bình tĩnh hơn khi con học bài.
Việc giải quyết bài về nhà của một hôm chỉ là cái trước mắt. Quan trọng nhất là con phải thấy vui khi học, có khả năng tự học, đó mới là mục tiêu lâu dài.
Đối với mình, kể cả cô giáo không cho bài về nhà, mỗi ngày vẫn nên có khoảng thời gian cho trẻ học.
Thời gian học sẽ là 10 phút nhân lớp con đang học. Ví dụ, lớp 2 là 10.2= 20 phút.
Mỉm cười và thật thoải mái bạn nhé!
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.