PGS.TS Đỗ Xuân Thảo hiện là Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã có buổi chia sẻ về quan điểm nuôi dạy con.
21 tuổi, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó được giữ lại làm giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học. Năm 33 tuổi, ông Đỗ Xuân Thảo bảo vệ Luận án Tiến sĩ Giáo dục học và được phong hàm Phó giáo sư năm 43 tuổi.
Hội thảo Ngày Gia Đình Việt Nam 28/06/2021 vừa qua, PGS.TS Đỗ Xuân Thảo đã có những chia sẻ đầy cảm xúc và chân thành với các bậc phụ huynh về phương pháp nuôi dạy con của Đậu Ngọt.
PGS.TS Đỗ Xuân Thảo chia sẻ, bản thân ông quan niệm cái đích của việc học không phải để con đứng đầu hay xuất sắc nhất mà là để con tiến bộ từng ngày. Ngay từ nhỏ ông đã áp dụng các phương pháp nuôi dạy con khoa học
Giúp con phát triển tư duy
Là một người bố và cũng là người làm giáo dục, ông Đỗ Xuân Thảo cho rằng, để trẻ phát triển và trưởng thành tốt, điều quan trọng là cần phát triển khả năng tư duy ở trẻ.
“Khi con tôi còn nhỏ, tôi hay đưa cho con 4-5 tấm thẻ, trên đó ghi những chữ cái khác nhau để khi ghép lại được 1 từ có nghĩa. Lúc này con chưa biết chữ, nên tôi đã cho con quan sát rất kỹ, trước khi sắp xếp lại. Trò chơi này giúp con có khả năng quan sát và nhớ mặt chữ tốt hơn. Đây là điều đầu tiên để phát triển tư tuy”, ông chia sẻ.
Ông Đỗ Xuân Thảo cho rằng, các bậc phụ huynh không nên coi tư duy là điều gì đó to tát, thực tế, nó bắt đầu từ những điều rất đơn giản. Trong đó, dạy trẻ cách quan sát là khởi đầu tốt đẹp để phát triển tư duy.
Giúp con tự lập
Phó giáo sư kể: “Tôi đã từng rất tiếc cho một học sinh trường chuyên rất giỏi nhưng phải quay về nước chỉ sau 2 tháng du học tại Singapore. Lý do là em không thể làm bất cứ thứ gì khi không có mẹ, kể cả việc tự thức dậy đúng giờ hàng ngày. Khi em đã đi học muộn quá 35 buổi trong 2 tháng, em đã bị trường từ chối việc học tiếp”.
Thừa nhận rằng rất khó để yêu cầu con làm việc này việc kia khi còn nhỏ, đặc biệt là khi sống trong gia đình có nhiều thế hệ, bởi ông bà thường có tâm lý chiều chuộng, “xót cháu”. Tuy nhiên, Phó giáo sư gợi ý các phụ huynh nên biến những công việc đơn giản thành những trò chơi hay thử thách để trẻ thích thú tham gia. Ngay từ khi trẻ mới 2-3 tuổi, bố mẹ nên hướng dẫn và cho trẻ tự làm những công việc đơn giản như tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ chơi...
Dạy con tự tin
PGS.TS Đỗ Xuân Thảo cho rằng, tự tin sẽ đến khi con hiểu và tin vào bản thân mình. Gia đình, sự tương tác của phụ huynh với con cái là yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Không gì hạ gục con nhanh nhất bằng những câu mắng mỏ. Nếu điều này xảy ra quá nhiều, lâu dần sẽ làm giảm dần việc tin tưởng vào bản thân của đứa trẻ.
Không phải lúc nào cũng nói với con những điều ngọt ngào, nhưng sự động viên khuyến khích của cha mẹ là điều cần thiết để trẻ có động lực phấn đấu.
“Tôi thường không khen con rằng con thông minh thế, hay con giỏi quá, mà thay bằng cảm xúc của bố mẹ, như bố mẹ rất vui vì những gì con đã làm. Khi đó, trẻ sẽ nghĩ rằng mình có ích và thực sự ý nghĩa với bố mẹ, với cuộc đời. Một nghiên cứu khoa học cũng cho thấy liều thuốc hữu hiệu giúp tăng sự tự tin với đứa trẻ là cái vỗ vai của bố”, PGS.TS Đỗ Xuân Thảo chia sẻ
Hơn hết phải là người tử tế
Kết thúc buổi chia sẻ, PGS.TS Đỗ Xuân Thảo nhấn mạnh rằng, ngoài những điều liên quan đến kiến thức, kỹ năng, hơn hết, bố mẹ cần quan tâm và hướng con đến cách sống tử tế. Đó chính là hành trang quý giá nhất cho con bước vào đời.
“Ngày con còn nhỏ, mỗi ngày tôi đều hỏi con 3 điều khiến con biết ơn nhất trong ngày là gì? Đơn giản có thể câu trả lời là bố cùng chơi cầu lông với con, bạn đã cho con mượn chiếc bút hay con mèo trong nhà hôm nay không cào xước chiếc cặp của con nữa. Từ những việc rất nhỏ nhưng tôi tin rằng có có tác dụng giúp trẻ nhìn cuộc đời thánh thiện, trong trẻo hơn. Trong thời đại 4.0, khi robot có thể thay thế trí tuệ con người, nhưng lòng yêu thương vẫn thực sự quý giá
Nhờ những cách trên tôi trở thành một người cha cần mẫn, kĩ càng từ những việc nhỏ nhất. Thay vì “nhào nặn” con mình, tôi đã khuyến khích để cháu sống lạc quan, tràn đầy niềm vui, niềm tin vào bản thân. Và trên tất cả, cháu được làm con người hạnh phúc, biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, khao khát khám phá và có một kiến thức tốt về khoa học, văn hóa, đặc biệt văn hóa ứng xử.
Tôi biết, mỗi người làm cha làm mẹ đều có những cách dạy con khác nhau tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khí chất và tâm lý trẻ. Tuy nhiên với phương pháp trên Đậu Ngọt cũng đang lan toả rất nhiều tới các phụ huynh khác để áp dụng, bậc cha mẹ nào cũng có thể cảm nhận thấy niềm khát khao của một nhà giáo dục lớn luôn mong muốn mang đến niềm vui cho trẻ: “Mục đích của Đậu Ngọt là bảo vệ tâm hồn con người, giữ cho bản tính thật sự không biến mất. Đồng thời giải phóng nó khỏi áp lực xã hội.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là: tôi thấy thích các sản phẩm Đậu Ngọt vì tinh thần của chương trình này giống với với quan điểm giáo dục của tôi, và tôi đang và sẽ tiếp tục áp dụng tinh thần của Đậu Ngọt với con mình”.
Thực hiện: Mai Hoa - Đậu Ngọt
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.