Nuôi dưỡng lòng biết ơn trong
mỗi đứa trẻ
Những đứa trẻ có lòng biết ơn có
thể trở thành những người hạnh phúc khi trưởng thành. Dạy trẻ về lòng biết ơn sẽ
giúp trẻ phát triển tính cách tốt hơn, trở thành người có trí thông minh cảm
xúc tốt, là nền tảng quan trọng giúp con phát triển mạnh mẽ và vượt qua mọi khó
khăn trong tương lai. Vì vậy ngay từ nhỏ ba mẹ hãy chú trọng việc nuôi dưỡng
lòng biết ơn cho con nhé.
Những cách nuôi dưỡng lòng biết
ơn trong con:
Ba mẹ có thể tìm đọc những câu chuyện cổ
tích về lòng biết ơn như: viên ngọc ước và con quạ trả ơn; con chó, con mèo và
anh chàng nghèo khổ…hay bất kì một mẩu chuyện nào có liên quan tới lòng biết
ơn, đọc cho con nghe hàng ngày, con sẽ thấm dần và học được cách thể hiện lòng
biết ơn qua những câu chuyện đó.
Ba mẹ nên thực hành lòng biết ơn mỗi ngày. Luôn
cảm ơn con, những người thân xung quanh khi có cơ hội. Khi ở cùng con, ba mẹ có
thể khơi gợi lòng biết ơn, ví dụ như khi ra ngoài đường, con có thể nói cảm ơn
các bác lao công đã làm sạch khu phố, cảm ơn bác tài đã đưa con tới nơi an
toàn…
Khuyến khích trẻ nói câu cảm ơn kèm theo nụ
cười tươi để thể hiện lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ mình, khi được tặng
quà và nói cảm ơn với chính bố mẹ và những người thân trong gia đình của con.
Khuyến khích con chọn những bộ quần áo, sách
vở, đồ chơi của con không sử dụng nữa mang đi quyên góp tặng lại cho trẻ em
vùng cao, vùng lũ lụt, các bạn nhỏ thiếu may mắn khác. Nếu có cơ hội mẹ có thể
cho con tham gia các hoạt động tình nguyện ở các mái ấm tình thương để trẻ thấy
được con may mắn hơn rất nhiều các bạn khác, con biết ơn với những điều con
đang có, con sẵn sàng giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.
Điều này sẽ giúp con hiểu được những công sức
mà ba mẹ bỏ ra, biết ơn bố mẹ đã làm cho con có cuộc sống tốt đẹp của hôm nay,
con trân trọng nó, là nền tảng để trở thành người con hiếu thảo.
Việc nuông chiều con quá mức sẽ hình thành
nên những đứa trẻ vô ơn. Chính vì vậy mà khi đứng trước một nhu cầu nào đó của
con, bố mẹ nên cân nhắc, nếu nó không có lợi cho con hãy từ chối thay vì đáp ứng
ngay. Điều này sẽ giúp con học được cách kiên nhẫn, chờ đợi, trân trọng những
điều con mong muốn đạt được.
Khi thấy con thể hiện lòng biết ơn đúng
cách, đừng quên khen ngợi và khích lệ, giúp con cảm thấy được động viên cho
hành động tích cực của mình. Tuyệt đối không ép buộc mà hãy tạo môi trường để
con có thể tự nhiên thể hiện lòng biết ơn của mình.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ rèn luyện kĩ
năng về lòng biết ơn cho trẻ mỗi ngày.
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.