Anh, chị em trong gia đình bất hoà, ba mẹ phải làm sao?
Nếu trong nhà có vài đứa trẻ, việc chúng thường
xuyên cãi nhau chắc hẳn không phải chuyện xa lạ. Chẳng hạn trẻ có thể vì tranh
chấp một món đồ chơi mà cãi nhau gay gắt với anh chị em trong nhà. Trẻ con đôi
lúc cũng cãi nhau và đôi khi bé cũng có một số hành động bạo lực như đánh nhau
đấm, đẩy, kéo tóc. Ba mẹ không khỏi lo lắng và băn khoăn: "Liệu bé nào là
người có lỗi trước? Tại sao bé kia lại khóc? Khi nào thì mình phải can dự và xử
lý như thế nào?" Nếu ba mẹ xử lý không khéo sẽ khiến một bé cảm thấy
thiên vị, không công bằng, việc nói nhẹ nhàng hay dùng hình phạt cũng sẽ không
có tác dụng và việc đánh nhau vẫn cứ xảy ra.
Để giải quyết được những mâu thuẫn giữa các con một cách thoả đáng, trước hết ba mẹ cần đối xử công bằng, quan tâm tới các con như nhau.
Khi con đánh nhau, tranh giành nhau cần dừng
ngay hành động của các con lại, tìm rõ gốc rễ của vấn đề. Tuyệt đối không bênh
vực một ai kể cả khi ba mẹ có nhìn thấy toàn bộ sự việc. Đôi khi những gì chúng
ta thấy không phải hoàn toàn là sự thật. Ba mẹ cần có cuộc gặp riêng từng bé để
hỏi rõ vấn đề để có hướng giải quyết hợp lý, đồng thời tách các bé ra sẽ giúp
con giữ được bình tĩnh, điều hoà cảm xúc tốt hơn.
Đôi khi bố mẹ cũng nên tránh can thiệp vào
những mâu thuẫn của các con và cho chúng cơ hội để học về các kỹ năng giải quyết
mâu thuẫn. Nếu bạn nghe tiếng trẻ cãi nhau hay đánh nhau, hãy bước đến đủ gần để
chúng biết ràng bạn đang nghe nhưng chỉ nói với con rằng bạn sẽ chỉ cho chúng một
vài phút nữa thôi để tự giải quyết. Bố mẹ chỉ nên can thiệp khi có vẻ như chúng
không có tiến triển gì hay mâu thuẫn càng trở nên gay gắt và sắp đánh nhau.
Và khi ba mẹ thấy sự bất bình đẳng trong cuộc
cãi vã, tranh luận. Anh/chị lớn thường xuyên đánh em không lý do,cố chọc ghẹo
và tỏ ra ưu thế hơn với em bé mới biết đi hoặc em nhỏ. Hoặc anh chị lớn hơn
đang cố đổ lỗi, cãi cọ với em nhỏ. Ba mẹ nên quan tâm, chú ý hơn tới bạn lớn vì
có thể bạn ấy còn nhạy cảm và ghen tị với em, chưa ý thức được việc anh em
trong nhà phải thương nhau. Ngoài việc phân tích để cho con hiểu hành vi của
con có thể làm đau em, ba mẹ cũng cần đặt ra những nguyên tắc, kỉ luật nếu con
còn vi phạm. Việc trao đổi trực tiếp và rõ ràng với bạn lớn sẽ giúp trẻ hiểu được
những mong đợi từ ba mẹ một cách rõ ràng.
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.