PHÁT TRIỂN VẬN ĐÔNG TINH- NỀN TẢNG CỦA VIỆC VIẾT
1. Hãy khuyến khích con tô màu:
Bạn nhớ có nhiều loại bút màu và cho con cầm loại bút nào con thấy thoải mái nhất. Trẻ em thường thích cầm một viên sỏi hơn là một cây gậy. Vì thế, ban đầu có thể cho con dùng phấn màu.
2. Làm dây chuyền:
Hãy nghĩ đến những sợi dây chuyền độc đáo như làm bằng sợi miến. Đặt sợi miến lên bàn, yêu cầu con dùng tay để cắt sợi miến thành hai phần. Sau đó lấy sợi miến vừa cắt buộc vào một cái thìa bằng một nút thắt. Thử tháo ra và đặt lại với nửa sợi miến còn lại.
3. Chơi với đất nặn:
Không cần hướng dẫn con nặn cái này hay cái kia, cứ làm bất cứ điều gì con thích.
4. Tưới cây:
cho con bình xịt để tưới cây. Việc dùng ngón tay xịt chai khéo léo rất có lợi cho việc cầm bút.
5. Kể câu chuyện với những con rối ngón tay.
Bạn có thể tự làm hoặc mua những con rối ngón tay, hãy lồng vào ngón tay cho con và cho con tự nghĩ ra câu chuyện. Bạn nên làm mẫu để trẻ thấy, các ngón tay của bạn đã di chuyển con rối nhanh và khéo như thế nào.
6. Dạy con cắt theo đường thẳng:
Bất cứ hoạt động nào liên quan đến cắt cũng giúp tay khéo léo hơn. Bạn mua loại kéo dành cho trẻ em và có thể yêu cầu: Con gấp tờ giấy và cắt thành hai phần, thành bốn phần…
7. Chơi với sticker:
Việc bóc các sticker cũng giúp con rèn luyện các ngón tay mà con thì sẽ rất thích.
HỌC CÁCH CẦM VÀ TƯ THẾ ĐÚNG KHI CẦM BÚT
1. Hãy thử cho con cầm một thứ nhỏ hơn bình thường để viết, ví dụ thay vì cả cây bút chì thì nửa cây bút chì.
2. Chỉ cho con bạn cách cầm bút bằng hình ảnh dễ tưởng tượng. Ví dụ bạn có thể chỉ cho con cái chân để máy điện thoại, máy quay. Cách chúng ta cầm bút bằng ba ngón tay cũng giống như vậy.
3. Dạy con đừng nắm quá chặt: Có một mẹo khá hay là bạn có thể đặt một miếng đất nặn nhỏ trong lòng bàn tay của con khi con viết.
4. Dạy con về “lực” khi viết bao nhiêu là đủ bằng hình ảnh, ví dụ khi con cầm quá mạnh, bút chì sẽ gẫy còn quá nhẹ thì chữ mờ không đọc được.
5. Sử dụng giá vẽ hoặc bề mặt nghiêng: Điều này giúp trẻ hiểu về việc giữ giấy không bị xô lệch và cách chuyển động cổ tay khi viết.
LÀM CHO VIỆC VIẾT TRỞ NÊN THÚ VỊ
1. Dùng kem cạo râu đổ ra khay và cho con viết chữ trên đó.
2. Dùng đất nặn để nặn các chữ cái rồi ghép thành tên của bé.
3. Viết bằng vòi phun nước nhỏ lên trên tường
4. So sánh những hình ảnh với chữ cái, ví dụ quả táo giống chữ O, ông trăng khuyết giống chữ e, củ cà rốt giống chữ i.
BẮT ĐẦU VIẾT
1. Viết mẫu những chữ cái đầu tiên:
Viết tên của con lên một tờ giấy bằng bút đánh dấu. Hãy để con nhìn tay bạn khi viết. Sau đó hãy chuyển sang viết bằng bút chì để con theo dõi.
2. Tô chữ theo các nét chấm.
Viết tên của con bằng các dấu chấm và để con tô lại.
3. Con tự viết tên của mình:
Con sẽ nhận diện hình dạng chữ cái và viết lại.
4. Hãy gắn các chữ cái với một câu chuyện vui vẻ.
Ví dụ chữ A là ngôi nhà có hai tầng, chữ Y là người vươn hai tay ra.
5. Khuyến khích con thực hành
Ví dụ viết tên của mọi người trong nhà hoặc nếu con thích một đoạn truyện, hãy động viên để con chép lại.
6. Dạy con về ngữ âm
Ví dụ chữ “bạn” bắt đầu bằng âm đầu b. Tìm những tiếng khác có âm đầu là b. Hoặc chơi các trò chơi gieo vần: Con mèo kêu meo meo/ Nó rất thích đi vòng vèo/ Và rất hay leo trèo.
7. Mô tả cách bạn viết một chữ cái.
Ví dụ khi con cần viết chữ a. Bạn hãy tự viết trước, vừa viết vừa mô tả: Đầu tiên mẹ sẽ viết một đường cong kín. Khi vừa dừng bút ở trên đường cong, mẹ kéo xuống một đường rồi hất nhẹ lên.
8. Có bảng chữ cái in hoa và in thường dán ở quanh bàn học của bé để bé có thể nhìn mẫu khi viết.
Hy vọng rằng với cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 chi tiết trên đây, ba mẹ sẽ chuẩn bị cho con một hành trang vững chắc nhất. Từ đó, giúp bé có thể tự tin đến trường, theo kịp bạn bè và yêu thích việc luyện chữ này!
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan trọng trong việc có làm cho con bạn ngoan lên hay sẽ làm chúng càng ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của gia đình.